Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A học gì từ bê bối thuỷ điện Sông Tranh?

Sự cố nước chảy ồ ạt từ các "khe nhiệt"dùng để co giãn ở đập thuỷ điện Sông Tranh vừa qua nay đã được nhà tầu TQ khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện. Tuy nhiên việc có khắc phục triệt để theo những gì ban quản lý thuỷ điện Sông Tranh báo hay đây là sự cố nước thấm qua thân đập do sử dụng nhà thầu kém chất lượng, cũng như tay nghề chưa tới, cùng với kinh phí bỏ thầu thấp để nhận thi công công trình này,..cho thấy ẩn đằng sau những thông tin tù mù giải quyết triệt để sự cố này vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Bởi trong thực tế theo các nguồn tin mà báo TT đề cập cho thấy công việc xử lý sự cố nước thấm qua thân đập chỉ đơn thuần là thu gom nước và dẫn dòng. Tức là làm giảm đi hình ảnh nước chảy tự do thay vào đó là gom vào một máng chảy cho dễ nhìn hơn? Thành ra mối lo âu sau quá trình tích nước tối đa cho phép thì tính an toàn thân đập sẽ ra sao, tất cả chúng ta những người dân, người quan sát tự do chưa thể biết? Ngoại trừ các nhà khoa học được trả tiền tham gia đánh giá an toàn, có lẽ hiểu biết nhiều hơn đại đa số "dân chúng kém hiểu biết!?" ( Phát biểu hiểu biết của TS Ngô Thị Lư Viện vât lý địa cầu nơi đánh giá tác động môi trường thuỷ điện Sông Tranh) Tiến sĩ Nguyễn Thị Lư. Ảnh: Ngọc Vũ

May mắn bội phần cho người dân vùng Bắc Trà Mi, trong quá trình sửa chữa trám trét các khe nhiệt xì nước của nhà thầu TQ, hàng loạt các sự cố tiếp theo diễn ra trong thời gian ngắn. Đó là hiện tượng động đất khu vực Bắc Trà Mi ồ ạt xảy ra, khiến hàng loạt nhà dân trong vùng bị nứt, hư hại,...trong thời điểm thuỷ điện này chưa tích nước đầy đủ.Làm cho người dân hoang mang, lo sợ không dám ở trong nhà tường vì sợ sập, thay vào đó họ dựng chòi ở tạm ngay kế ngôi nhà của mình!

Để giải thích hiện tượng hàng loạt các trận động đất bất thường đang xảy ra,Theo báo cáo ghi nhận được của viện Vật Lý địa cầu đã xảy ra 52 trận động đất trong một năm qua (52 trận động đất từng xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2) mà trước đó khi chưa có đập thuỷ điện này hàng trăm năm chưa hề xảy ra bất kỳ trận động đất nào. Ban quản lý thuỷ điện Sông Tranh đã giải thích đây chỉ là hiện tượng động đất kích thích (Động đất tại vùng thủy điện Sông Tranh 2 "chỉ là động đất kích thích ..)
. Và các trận động đất này hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn thân đập. Đồng thời kêu gọi "người dân an tâm, chia sẻ và hy sinh cho thuỷ điện!?"

Ngõ hầu để đảm bảo sự minh bạch và khoa học, BQL thuỷ điện đã mời các nhà khoa học về nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá các trận động dất "kích thích" vừa qua. Dĩ nhiên hầu hết các đoàn đánh giá được "mời", đều khẳng định các trận động đất vừa qua chỉ là động đất kích thích nằm trong tính toán cho phép về an toàn đập khi lập quy hoạch xây dựng dự án này trình chính phủ!.

Theo GS Ngô Quang Toàn
trưởng đoàn địa chất Hà Nội. Động đất ở thuỷ điện Sông Tranh chỉ là "Hội chứng thùng sắt tây". Hội chứng này giống như khi đổ nước vào thùng để xúc rửa, sau đó đổ nước ra ta sẽ nghe tiếng "oạp". Ngoài ra GS cũng giải thích là động đất kích thích là một hiện tượng tại vùng đất đó có một vật nặng đè lên sẽ làm nén các cấu trúc hở của địa tầng làm chúng co-giãn, sẽ xảy ra "ĐĐKT". Và hiện tượng này chỉ xảy ra giai đoạn đầu khi tích nước sau đó sẽ giảm. Nếu chiếu theo lời GS Toàn là hợp lý, chỉ lo cái khoảng hở bên dưới tương đương, hoặc lớn hơn dung tích cái hồ chứa Sông Tranh chẳng hạn), đó là còn chưa biết cấu trúc địa chất có hiện tượng phong hoá đá vôi-Karst bên dưới hồ chứa hay không? Chừng đó, động đất kích thích còn kích thích cỡ nào?

Khi trả lời câu hỏi của phóng viên báo TT, "liệu khi đập đã tích nước theo quy trình cao nhất của thiết kế đập cho phép của nó thì động đất kích thích có còn xảy ra hay không và dự đoán nó sẽ xảy ra theo thang cấp nào?: trưởng Ban quản lý thuỷ điện Sông Tranh, ông Trần Văn Hải cho rằng: theo tính toán thì có thể xảy ra cấp 8, cấp này thân đập vẫn an toàn, còn nhà dân thì dĩ nhiên là có thể không chịu được, cũng như không nên so sánh nhà dân có tuổi thọ vài chục năm so với công trình có tuổi thọ hàng trăm năm?

Điều đáng nói là trước khi tiến hành xây dựng thuỷ điện lớn nhất miền trung này nhà đầu tư tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã làm bài bản các đánh giá tác động môi trường đầy đủ(2005). Trong đó bao gồm đánh giá tác động môi trường của Viện vật lý địa cầu. Theo bản báo cáo dày 200 trang này cho thấy việc xây đập thuỷ điện Sông tranh sẽ hoàn toàn không có động đất kích thích xảy ra. Điều đó có nghĩa là bên dưới tầng địa chất của hồ chứa và thân đập cấu trúc địa chất chặt, không có các khoảng hở, do đó khi tích nước khối lượng nước khổng lồ của hồ chứa không nén làm co-giãn địa tầng!

Liên tiếp trong hai số báo gần đây người ta thấy các báo cáo tác động môi trường của các nhà máy thuỷ điện miền trung được thực hiện bởi các "nhà khoa học" hầu như đều na ná nhau. Phần nữa là các báo cáo này có dấu hiệu sao chép các tham luận từ các buổi hội thảo. TT ra ngày 28 tháng 9 cho thấy báo cáo TĐM của thuỷ điện Sông Tranh là copy nguyên si từ báo cáo của TS Lê Trần Chấn trong hội thảo đánh giá tác động môi trường của thuỷ điện Sơn La 1996-1998, thời điểm thuỷ điện Sông Tranh mới là ý tưởng? Nếu tất cả những gì mà TT điều tra là sự thực, có lẽ bức tranh toàn cảnh về thuỷ điện Sông Tranh là kết quả của một quá trình gian dối đến vô liêm sĩ của cái gọi là báo cáo TĐM, được thực hiện bởi chính những người được gọi là trí thức!

Khi đọc qua nội dung báo cáo này, ông chủ tịch tỉnh Quảng Nam đã thật thà phát biểu cho thấy tác động kim tiền ảnh hưởng thế nào các nhà làm khoa học khi tham gia đánh giá tác động môi trường các dự án lớn: Ông Lê Trí Tập, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi xem qua nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2 đã quan ngại khi cho rằng: trước đây vùng này từng xảy ra động đất kiến tạo, giờ hồ tích nước dẫn đến động đất kích thích. Nhưng khi nước trong hồ đang ở mực nước chết mà vẫn liên tục xảy ra động đất với tần suất và cường độ lớn thì các nhà khoa học phải nghiêm túc xem lại nhận định của mình. “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức ngay một đoàn vào Trà My khảo sát lòng dân hiện như thế nào để có chính sách an dân” - ông Tập nói. Ông Tập không ngần ngại khi cho rằng: “Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả. Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học hàng đầu của VN phải hết sức trung thực, phải hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện Sông Tranh 2”.(Ngỡ ngàng)

Từ nhận định của ông chủ tịch tỉnh Quang Nam cho thấy đây là một thực trạng có thực của các nhà khoa học tham gia đánh giá tác động môi trường các dự án lớn có tầm ảnh hưởng của cả khu vực lớn như Bau xit chẳng hạn, hay có ảnh hưởng một cộng đồng dân cư mà dự án ấy toạ lạc. Hoặc tham gia đánh giá tác hại môi trường của những hoạt động bê bối từ một nhà máy hay xí nghiệp đó đang bị thưa kiện vì làm ô nhiễm môi trường sống, nuôi trồng thuỷ sản, canh tác nông nghiệp. Điển hình vụ xả thải đầy tai tiếng của nhà máy xử lý nước thải Sonadezi khu công nghiệp Long Bình,... Tiếc thay vì một lý do nào đó mà phần lớn nếu không muốn nói hầu hết các đánh giá tác động môi trường mà các nhà khoa học, hoặc các tổ chức môi trường được mời tham gia đánh giá đều thuận theo hướng tốt cho chủ đầu tư dự án đó. Tức là những đánh giá tác động môi trường của các dự án đều không ảnh hưởng, nếu có chỉ là những điều không đáng kể so với cái lợi ích mà dự án đó mang lại. Hoặc các gây hại môi trường chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp,...

Vấn đề đặt ra là vì sao các đánh giá tác động môi trường luôn mang lại thuận lợi cho nhà đầu tư dự án đó? Liệu họ-các tổ chức được mời đánh giá có phải chịu sức ép nào đó chẳng hạn về chính trị  như bô xít Tây Nguyên, được trả tiền chỉ để nói tốt về dự án (thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A), nên bỏ qua những tác hại xấu mà dự án đó mang lại? Hoặc chuyên môn nghiệp vụ của người và tổ chức tham gia đánh giá thiếu tầm, (vụ thuỷ điện Sông Tranh chưa nghiên cứu về động đất kích thích?), không trung thực, làm giả dối, lấy râu ông nọ cấm cằm bà kia, nên không phản ảnh hết những tác động tại hại có thể có của dự án trong tương lai?

Thiết nghĩ những vấn đề đặt ra trên đây là một thực tế đang diễn ra. Trở lại vụ đánh giá tác động môi trường của thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6 A có lẽ là một câu trả lời khó chối cãi cho hàng loạt các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các tổ chức lớn của Việt Nam đều khá nặng mùi tiền, không nghiên cứu nghiêm túc các ảnh hưởng có thể có về môi trường tương lại sau khi đã xây dựng xong thuỷ điện

Dự án thuỷ điện này là do tổ chức cá nhân đầu tư. Cụ thể ở đây là do tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Một tập đoàn khởi thuỷ là một doanh nghiệp khai thác và chế biến gỗ, sau này có đầu tư một số nhà máy thuỳ điện nhỏ, bất động sản. Pháp nhân đại diện là ông Bùi Pháp một trong các đại gia trên thị trường chứng khoán. Sau khi xin được chủ trương cho phép đầu tư xây dựng thuỷ điện ĐN 6 và 6A. Tập đoàn đã mời  Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ lập báo cáo đánh giá tác động về môi trường cho hai dự án thủy điện này. Điều đáng nói đây là một báo cáo có quá nhiều sai sót, thậm chí có những từ ngữ ngô nghê, không phản ánh đúng những gì thực tế mà hai dự án thuỷ điện này ảnh hưởng lên khu dự trữ sinh quyển quốc gia Cát Tiên. Làm ngập 179 ha rừng Cát Tiên, trong đó có 84 ha rừng lõi,..Lật tẩy báo cáo tác động môi trường - Tuổi Trẻ Online

Sau khi báo chí vào cuộc phanh phui những khuất tất báo cáo tác động môi trường bằng copy và paste, tập đoàn ĐLGL  tài trợ tổ chức một buổi hội thảo khoa học các vấn đề môi trường liên quan tới dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, do hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (Vacne) tổ chức tại Hà Nội ngày 30.9. Người ta thấy ông Nguyễn Đình Hoè, trưởng ban phản biện xã hội của VACNE đưa ra tham luận theo hướng ửng hộ chủ đầu tư xây dựng hai nhà máy thuỷ điện trên. Điều đáng tiếc ông Hoè mặc dù có nhiều lập luận cho thấy rừng bị ảnh hưởng bởi thuỷ điện chỉ là rừng tái sinh, thực vật chỉ là tre nứa, lồ ồ, động thực vật chả có gì thì lại là người chưa bao giờ đặt chân vào rừng này để nghiên cứu thực địa?

"Tôi đã làm công tác bảo tồn 20 năm qua. Bao nhiêu năm làm giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên thế mà tôi chưa được vinh dự tiếp một số nhà khoa học, nhất là PGS.TS Nguyễn Đình Hoè đến tham quan, nghiên cứu khu vực vườn quốc gia Cát Tiên. Ấy vậy mà những nhà khoa học ấy lại phát biểu rất hùng hồn tại hội thảo như là mình đã biết rõ vùng đất này vậy. Thật tiếc buồn!".

Ông Trần Văn Thành (giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên nguồn TT.

Chưa dừng lại đó sau quá nhiều tai tiếng vì các báo cáo có nghi vấn. Tập đoàn ĐL-GL quyết liệt đu bám dự án hái ra vàng bằng cách mời PGS-TS Nguyễn Văn Phước, viện trưởng viện tài nguyên môi trường-ĐHQG TPHCM tiếp tục đánh giá lại tác động môi trường. Một lần nữa người ta nhận thấy, bản báo cáo tác động này gần như trùng hợp với bản tham luận của PGS-TS Hoè. Điều này cũng dễ hiểu, bởi cả hai ngài cùng học hàm, học vị, và cùng được chủ đầu tư-ĐLGL trả tiền để đánh giá? Ngài Phước cũng nhận định y chang. Động vật có trong rừng chỉ là rắn rết, kỳ nhông, ếch nhái nhưng dân bắt gần hết, rừng chỉ rặt là rừng nghèo giống với cái tham luận rừng tái sinh vì chất độc da cam chỉ có tre nứa, lồ ô. Kết luận cuối cùng cũng ủng hộ bốn chân dự án của ĐL-GL.

Qua các bê bối trên có thể khẳng định phần lớn các ĐTM hiện nay chẳng còn có bất kỳ độ tin cậy khả dĩ nào mà chúng ta có thể tin tưởng. Báo cáo chỉ là sự sao chép, nếu có khảo sát thực địa chỉ sơ sài, kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Không nghiên cứu kỹ những thay đổi về chế độ thuỷ văn các đập lớn trên các dòng sông. Có người nói Đồng Nai 6 và 6A là sẽ vận hành theo chế độ liên hồ nên bảo đảm sẽ không có lũ trong mùa mưa bão và xâm nhập mặn, kiệt nước trên sông vào thời điểm hạn hán? Thế nhưng đây chỉ là cách nói mà chưa có một nghiên cứu thấu đáo nào để minh chứng cho nhận định đó? Trong thực tế các ĐTM cũng từng nói chẳng có gì nhưng thực tế thì ngược lại. Một điều hết sức quan trong khi chủ đầu tư lại chính là người bỏ thiền để thuê các tổ chứa ĐTM đánh giá môi trường thì liệu các báo cáo ấy có đáng tin? Vừa đá bóng vừa thổi còi thì có gì hay ho? Kẻ nhận tiền có dám nói ngược lại kẻ thuê mình chỉ có nói lợi cho chủ đầu tư. Chưa nói hiện tượng các nhà "khoa học" thiếu lương tâm, không trung thực,..chỉ ngồi nhà lên mạng download về sửa chữa cắt xén các báo cáo có sẵn, cắt dán,...cứ thế mà đẻ ra các bản đánh giá thẩm định hoánh tráng. Vừa hời vì khỏi kinh phí lặn lội rừng thiên nước độc, vừa ẳm gọn khoản chi kết xù từ nhà đầu tư, vừa làm hài lòng kẻ đã thuê mình-nhận được một bản báo cáo đẹp như mơ! Vừa có cái gọi là học tập kinh nghiệm của thế giới.

Một minh chứng đáng sợ cho bản báo cáo của tác dộng môi trường của TS Lê Trần Chấn về thuỷ điện Sơn La. Vị này chỉ là TS về sinh vật học, thế nhưng trong bản báo cáo của lão cũng có cả liên quan đến động đất, nứt gãy. Bạn bè hỏi sao nói lung tung? Vị này trả lời khi làm báo cáo tôi phải học hỏi thêm,..?" Trời ạ, học kiểu này mai mốt đây Sơn La có sự cố gì cũng chịu chết?
"Mấy ông ấy liều quá"

Nên huỷ dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A
Từ những nhận định trên, thiết nghĩ kiến nghị nhà nước nên đình chỉ nghiên cứu xây dựng hai thuỷ điện này trong thời gian trước mắt. Chờ một thời gian thích hợp khác sẽ cho tái khởi động nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc, thấu đáo và hoàn toàn toàn độc lập. Bản ĐTM này phải được các nhà khoa học có tâm, trung thực nghiên cứu, đưa ra các luận cứ rõ ràng về chế độ thuỷ văn, dòng chảy của sông Đồng Nai sau khi có thuỷ điện. Cần thiết lập các mô hình có thể có về các biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng ra sao đối với dòng sông này sau khi có các đập ngăn dòng. Sự đa dạng sinh học, sinh thái vùng dự trữ sinh quyển Cát Tiên có bị ảnh hưởng không khi bị ngập nước? Việc ngăn dòng này ảnh hưởng bao nhiêu diện tích vùng lõi cần nghiêm ngặt bảo vệ cho thật sự chính xác, có ảnh hưởng thế nào đến tập quán sinh sống lâu đời của cư dân bản địa? Và nhất thiết trong quá trình ĐTM người dân trong vùng bị ảnh hưởng phải được dự phần tham khảo ý kiến của họ, nguyện vọng đồng thuận của dân,...


Một vấn đề cần lưu ý các ĐTM gần đây chỉ là dựa vào các mô hình khí hậu quá khứ để vẽ ra mô hình cho tương lai xa, mà ít lưu ý đến biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường. Những biến đổi bất thường này liệu sẽ có ảnh hưởng gì với gần 20 triệu người ở vùng hạ lưu đang phụ thuộc vào nguồn nước sông Đông Nai, một mai khi mà xâm nhập mặn vượt quá cầu Đồng Nai trong tương lai?

Rừng đa dạng sinh học của Việt Nam được đánh giá là còn ít ỏi và gần như đang có nguy cơ bị tận diệt trong tương lai không xa. Khu dự trữ sinh quyển quý giá còn xót lại như vườn quốc gia Nam Cát Tiên cần được bảo vệ nghiêm ngặt cho các thế hệ mai sau hơn là xâm phạm nó cho dù chỉ 179 ha. Nhưng biết đâu sự xâm phạm dù ít ỏi này lại là nguyên nhân khiến sinh thái và đa dạng sinh học của rừng bị phá vỡ hoàn toàn?

Chính trường của Đảng hiện giờ đang nổi sóng. Các nhóm lợi ích thân hữu bè phái đang thi nhau gây ảnh hưởng lên các nhà chính trị để tranh thủ lợi ích cho mình. Dừng việc xây đập Đồng Nai 6 và 6A trong hiện tại là hành động khôn ngoan, vừa chống lại các nhóm lợi ích chỉ biết quyền lợi của mình mà bỏ qua các lợi ích cộng đồng. Vừa chống tham nhũng hiệu quả. Bởi thực chất tham nhũng trong ĐTM của các nhà khoa học, và hối lộ của nhà đầu tư một khoảng kếch xù để đánh giá có lợi cho nhà đầu tư cũng là điều đáng quan ngại
. Thế giới người ta cũng ít quan tâm đến xây dựng  thuỷ điện vì những hậu quả tại hại  của nó cho hệ sinh thái. VN là quốc gia được đánh giá là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động biến đổi khí hậu nhất. Có lẽ cũng đến lúc chúng ta nên tìm nguồn năng lượng khác thay thế như phong điện, ...có tính bền vững, ít có di hại về môi trường!

Đừng làm ngơ trước các báo cáo ĐTM thiếu trung thực, thiếu tầm của các nhà khoa học để rồi cấp phép cho nó ra đời, tợ như Sông Tranh nay mai. Khi đó động đất kích thích sẽ dây chuyền kích thích động đất lòng dân, thì e mọi chuyện đã muộn màng!!!

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Tự do cái con c...

Thành phố cả ngày chìm trong màu xám với mưa phùng dai dẳng. Cơn mưa chẳng phải ngẫu nhiên của đất trời. Cơn mưa dường như có chủ ý, cơn mưa hoài vọng của lòng người, cơn mưa đau đớn của sự chia ly, cơn mưa niềm tuyệt vọng trông chờ vào sự xa xỉ của công lý, cơn mưa mưu cầu hai chữ tự do đồng nghĩa với vật nằm trong đáy quần được lôi lên miệng đời vung vẫy, đung đưa cùng với lòng thù hận chưa còn tìm kiếp để phôi pha. Cơn mưa hoà vào nhịp đập của từng cái con C của tự do mà vùng vẫy não nùng tuyệt vọng trong bạo lực.

Cả ngày ngồi im lặng để lắng nghe sự cuồng nộ của đất trời. Lắng nghe ngoài kia mưa rơi, sao chan hoà vị mặn của giọt nước mắt lòng người. Từ một cõi nào đó ta mơ về sự thánh thiện của lòng người còn chút gì vương lại cho đời. Tiếc thay cái ảo tưởng trên nền cái hư vô bất chợt đè nén tâm trí của kẻ ngục tù thêm phần tù ngục. Tuần tự chuỗi thời gian cứ như vô tận được xướng lên kìm hãm đời người. Các con số của kẻ tham tàn hư vô nhảy ra từ miệng quan "4, 10,12....."Và còn bao lâu nữa hằng số này sẽ khép lại? 

Sự ích kỷ, lòng tham chen chân vào ngự chiếm lòng vị tha, san sẻ yêu thương. Thù hận thay cho cởi mở. Độc tài thay cho bao dung,...Tất cả những thói hư đổ đốn đó bỗng đâu tìm được miền đất buồn hiu này thi nhau đâm chồi nảy lộc. Nơi đó người ta chỉ còn thấy một miền sa mạc khô cằn và sỏi đá. Dòng sông tình tự, dòng sông vị tha, dòng sông tắm mát và gột rửa linh hồn nhơ nhóp đã thôi không còn hiền hoà chảy êm về phía biển nghìn trùng. Sông nay nằm chết lặng với đôi bờ cỏ cháy. Con ngựa hoang buồn  bã gục đầu trên vũng nước đã cằn khô. Bầy khỉ đánh đu bên hàng cây trơ trọi lá, không ngừng tìm kiếm nhau hung hãn cắn giết để hút từng giọt máu đồng loại mặn chát thoả cơn khát điên cuồng.

Hành trình sự sống đang diễn tiến theo chiều hướng của huỷ diệt ấy liên tục lập đi lập lại không ngừng nghỉ. Sự thoả mãn cơn khát cháy cổ bằng máu của đồng loại trong từng khoảnh khắc tồn tại của chúng dường như đã quá đủ với chúng thay vì tìm kiếm một dòng sông có thể ở phía xa xa nằm khuất nơi chân trời!? Tiếc thay bầy khỉ được lập trình bằng bản năng và thói quen bầy đàn sinh tồn trong một không gian hẹp không suy tư. Trong cái khoảng ngục tù hẹp ấy, chúng thay nhau tranh giành sự sống bằng cái chết của đồng loại. Chúng thấy cái chết trong đấu tranh bầy đàn như là một mục đích cuối cùng của hành trình tiến hoá lên thành thằng người mà chúng đã mơ quá dài từ khi con đu bám trong rừng xanh, cho đến khi rừng đã tàn, rừng đã cháy chỉ còn trơ cành đen sạm cùng với sa mạc mênh mang hoang tàn! Đáng sợ thay những sinh vật tồn tại bằng máu thit của đồng loại thường có một sức mạnh bạo tàn vô biên? Từ đấy một xã hội thú  cao cấp đội lốt người hân hoan ca hát trong ánh bình minh của một ngày mới nhuộm sắc hồng nỗi đau con người. Chúng trở thành kẻ thống trị kỳ lạ vì thứ ngôn ngữ nữa bằng biểu cảm, nữa của thứ người dang dỡ. Sự lạ lẫm của ngôn ngữ lại chính là trợ thủ đắc lực thu hút con người mụ mị. Dẫn dắt con người hoá thanh bầy cừu lý tưởng. Gã mục đồng lông lá từ rừng xanh ngang nhiên đày doạ chúng.

Dòng sông của sự sống, dòng sông của tình yêu con người sao không còn róc rách tiếng lòng. Nó nghiêng người thật nhẹ để lắng nghe cái âm vang mật ngọt ấy. Tiếc thay, thứ mà nó nghe thấy lại là dòng sông của cục cằn và ngôn ngữ dã thú đang cuồn cuộn chảy. Mãnh lực của dòng nước hận thù làm xói lở đôi bờ, cuốn phăng đi bao làng mạc hiền hoà vốn đã ngụ cư tự bao đời.

"Tự do cái con c..."Ngày hôm nay nó thẩn thờ nghe điều ấy từ dòng chảy sân si ngu muội của lũ thú người hát ca. Vâng khi tự do cái con c...là khi ấy chúng ta tuần tự thay nhau di chuyển thân phận vốn ngục tù từ nhà lao lớn sang nhà lao nhỏ với thời gian hằng định vô hạn. Sự nhất thể của một vòng tròn tù ngục chỉ mang tính biểu tượng tương đối của mất tự do. Biểu tượng phồn thực được so sánh với thứ tự do tuyệt đối của tên cai ngục mới thực là từ trải nghiệm đau đớn của tên tù đại bàng mang án chung thân. Nhà tù mà hắn tự giam hãm hay bị ràng buộc giam hãm luôn mang màu sắc của tự do phồn thực, thứ tự do của dồn ứ tinh lực được một lần bùng nổ bằng khoái cảm ảo giác! Tự do ấy gieo vào đầu tên cai ngục thứ lạc thú khoái cảm, ám ảnh hắn, mụ mị hắn, khiến hắn cuồng si tôn thờ hình tượng, tự giam cầm đời hắn để đổi lấy khoái cảm bản năng!

Cái tự do là hình ảnh phồn thực trong mắt tên tù đại bàng chung thân khổ sai chỉ là thứ tự do cầm thú. Còn các anh, chị và chúng ta đang mang thứ tự do không hình ảnh, tự do phi thời gian, tự do không tư tưởng, không ngôn ngữ,... luôn là thứ bất biến với không gian và thời gian.
Những con số vô hồn 12, 10, 4 năm chẳng còn có ý nghĩa gì cả khi sự vật hiện tượng ấy đang băng hoại từng ngày với thứ tự do cái con c...

Gã đại bàng chúa ngục có ngờ đâu sau cuộc chơi của ngôn ngữ đánh đĩ cùng với bạo lực đã đưa vào buồng giam với hắn một lượng lớn những "thằng tù" mà tự do không phải là cái con c...như hắn thấy mỗi ngày khi tự sướng một mình! Thương thay liệu có còn thời gian đủ dài để cho gã nhìn những người tù ấy trong không gian hẹp của đời mình!?

* Trung tá văng tục trong ngày xử bloggers



Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Những gã điếm trí thức.

Sự kiện công ty Đức Long-Gia lai liên tiếp mời các nhà "trí thức " đẳng cấp một ở viện tài nguyên môi trường Việt Nam, mà điển hình là lão đại trí thức Nguyễn Đình Hoè, chức vụ học hàm học vụ cỡ GS-TS gì đó và kế nữa là mời PGS-TS Nguyễn Văn Phước viện trưởng của viện tài nguyên môi trường đại học quốc gia TP HCM tham gia đánh giá lại tác động môi trường những ảnh hưởng có thể có của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A lên khu dự trữ sinh quyển của vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Bản đánh giá nêu:  “Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường do Viện Môi trường - tài nguyên thực hiện cho thấy, có thể xây dựng được thủy điện Đồng Nai 6 và 6A!?”. Cũng theo ông Viện trưởng này, thì diện tích rừng của Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên bị mất rất ít so với các dự án thủy điện khác, chỉ  xấp xỉ 137 hecta và hơn 235 hecta rừng phòng hộ. Đồng thời các loài thực vật, động vật quý hiếm cũng không đáng kể, không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường…"

Ngoài ra để nhấn mạnh cho tính khả thi việc xây dựng hai thuỷ điện trên ông Viện trưởng khẳng định, "các loài đặc hữu trong khu vực lòng hồ chỉ là ếch nhái, kỳ nhông, tắc kè, nhưng dân vào bắt cũng gần hết rồi, số lượng không đáng kể". Còn về tài nguyên rừng thì theo ông Phước chỉ là rừng nghèo, không có giá trị kinh tế vì vậy có thể cho phá nốt để làm thuỷ điện, mà không thấy ông này nêu ra giải pháp phục hồi rừng như là một khuynh hướng chung trên thế giới?

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo SGTT. Báo cáo có tính đến vấn đề biến đổi khí hậu khi gần đây nguồn nước sông Đồng Nai biến chuyển xấu, bất thường? "
Làm thuỷ điện xây hồ đập còn là trữ nước, điều này tốt với tình hình biến đổi khí hậu. Như nếu không có hồ chứa nước thì mùa khô sẽ không có nước, nước biển dâng lên sẽ gây ngập mặn sâu hơn, còn nếu có hồ sẽ đẩy được mặn. Vận hành liên hồ trong thuỷ điện cũng sẽ phải đảm bảo dòng chảy môi trường, cho nên lúc nào cũng sẽ có nước".

Thiết nghĩ với một người tầm cỡ lãnh đạo viện môi trường-Tài nguyên( ĐHQG-TPHCM) mà trả lời câu hỏi như trên rõ ràng ông Phước hoàn toàn không xứng đáng với cái học hàm học vị mà ông đang sở hữu. Hàng loạt các đập thuỷ điện ở miền trung gần như đã chứng minh hoàn toàn ngược lại cái luận cứ khoa học dốt nát của ông. Nếu không muốn nói là ông chỉ cố làm lấy được vì chính cái đồng tiền mà những nhà đầu tư cá mập đã thuê ông. Việc ngăn đập tích nước hiện nay đã làm cho các vùng hạ lưu có khuynh hướng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, do mùa khô các đập thuỷ điện chỉ xả nước nhỏ giọt, khiến hạ lưu gần như không còn nước để tươi tiêu, sinh hoạt. Làm biến đổi dòng chảy nghiêm trọng như lưu vực sông Thu Bồn. Không khó để ông có thể tham khảo hàng loạt các bài báo đề cập đến tác hại này ra sao-
Thủy điện “giết” hạ du, Đà Nẵng sẽ thiếu nước ngày càng nghiêm trọng do thuỷ điện

Bằng lập luận tội ác này thì việc Lào xây đập Xayaburi ở nhánh chính sông Mê kông có lẽ là tin tốt lành cho vùng hạ lưu ĐBSCL trong tương lai. Đó còn là chưa kể hàng loạt các thuỷ điện bậc thang trên dòng chính sông Mêkong sẽ được tiếp nối xây dựng trong tương lai sẽ lợi ích còn lớn cỡ nào nữa thưa ngài "Diện Chưởng"? Vậy thì hà cớ gì mà Uỷ ban sông Mê Kông không tham khảo ý kiến ngài để cho phép Lào tiếp tục xây đập Xayaburi vì cái lợi ích tích nước trong mùa khô hạn, ngăn mặn xâm nhập ở ĐBSCL hàng năm đang có khuynh hướng diễn ra ngày càng gay gắt?

Cuối cùng để khẳng định hoàn toàn có thể xây dưng thuỷ điện 6 và 6A ông Phước còn dẫn chứng những bảo đảm rằng: "Trong những dự án thuỷ điện trước đây người ta chỉ mới quan tâm đến lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đến lợi ích môi trường. Nhưng ở đây, khi làm thuỷ điện sẽ mở ra các dịch vụ kèm theo, cuộc sống người dân sẽ tăng lên, đặc biệt về mặt văn hoá. Ngoài cam kết trồng lại rừng, dự án còn cam kết hỗ trợ xây trường học, bệnh viện, đường sá, và thu nhận người dân địa phương, đưa họ đi đào tạo và vào làm ở công trình thuỷ điện."

Chắc ngài cũng không quá ngây thơ khi thấy rất nhiều nhà đầu tư cam này kết nọ rất ư là hoành tráng, nhưng khi xây xong thuỷ điện và đưa vào vận hành thì họ cũng lờ đi các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, thậm chí bỏ mặc dân ở các vùng ảnh hưởng tự bơi. Đường sá, trường học, chợ búa, cơ sở hạ tầng cũng không nốt, hoặc nếu có cũng không đáp ứng được gì-
Tái định cư thủy điện Sông Tranh 2: Đẩy dân vào cảnh phải phá rừng, Phá rừng làm nhà tái định cư, Dân tái định cư phải vào rừng kiếm ăn, Khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ: Dân chưa thể an cư. Còn việc cam kết trồng lại rừng có lẽ là câu chuyện cổ tích còn xưa hơn nữa! Khó trả lại rừng bị mất vì thủy điện - Tuổi Trẻ'

Và đến đây một câu hỏi lớn cần đặt ra cái nhiệm vụ trong tâm và mục đích, tôn chỉ gì cho sự ra đời của Viện môi trường- tài nguyên (ĐHQG-TP HCM)? Trên Tuổi trẻ số ra ngày 5 tháng 9, 20012 có bài
  Dân còn nhiều thắc mắc - Tuoi Tre Mobile, đề cập đến sự kiện chiều 4-9, đại diện Viện môi trường - tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có buổi đối thoại trực tiếp với hơn 100 hộ dân ở xã Tam An, huyện Long Thành (Đồng Nai). Đây là những hộ dân có đơn đòi Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại nhưng không được xác định nằm trong vùng ảnh hưởng. Lại là cú áp phe Sonadezi thuê đánh giá ảnh hưởng vụ xả nước thải lên hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp của người dân trong vùng?

Nhiều người dân bức xúc với cách tính toán hết sức khó hiểu của Viện môi trường vì sao diện tích ảnh hưởng chỉ có khoanh vùng trong 114 ha, trong khi việc xã thải của Sonadezi diễn ra trong nhiều năm,  người dân trong các vùng mà VMT-TN cho rằng không ảnh hưởng lại chứng minh là họ bị ảnh hưởng nặng nề?

Đại diện Viện môi trường - tài nguyên cho rằng 114ha nằm trong diện vùng ảnh hưởng được tính toán thông qua mô hình gây ô nhiễm cao nhất với những số liệu thu thập được tại thời điểm Cảnh sát môi trường (C49) bắt quả tang nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Long Thành xả thải ra rạch Bà Chèo.

Trước cách giải thích như vậy, ông Nguyễn Văn Trai (ấp 2) nói: “Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Long Thành xả thải ra rạch Bà Chèo gây ô nhiễm không phải một ngày mà diễn ra từ lâu rồi. Chúng tôi từng có nhiều đơn thưa việc ô nhiễm lên UBND xã nhiều năm trước”. Trao đổi với người dân về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện môi trường - tài nguyên, trả lời: “Người dân cứ nói trước kia cũng bị ảnh hưởng từ nước thải nhà máy nhưng đó là thời điểm mà viện không hề có chứng cứ pháp lý hay số liệu cụ thể nào”.

Cũng tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân còn bày tỏ thái độ không đồng tình với kết luận của Viện môi trường - tài nguyên về nguyên nhân cây trồng chết là do nước mặn và ngập úng."

Đọc bài tường thuật này xong bất kỳ ai cũng đều có một cảm giác ngán ngẫm cho cái tinh thần khoa học vì tiền của cái Viện ăn cơm nhà nước mà thực chất đấy là tiền thuế của dân. Đạo đức không song hành với nghiên cứu khoa học của ngài Viện trưởng chính là con đường phục vụ lợi ích đồng tiền. Cũng chính vì lợi ích đồng tiền thay vì báo cáo của ngài phải chính trực công minh thì nay chỉ thấy làm lợi cho thủ phạm giết môi trường. Ngài đang làm hết cách để được kẻ trả đồng tiền ô nhục xoa đầu sau khi kết thúc. "nhóc  mày khá lắm. Trong tương lai chúng mình chắc còn làm ăn lâu dài"

Tấm gương lồ lộ vì tiền của ngài sẽ ảnh hưởng ra sao với môi trường giáo dục đại học-nơi mà chắc ít nhiều ngài cũng tham gia giảng dạy để truyền đạt những kiến thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Thay vào đó hình ảnh một ông thầy chỉ biết vì lợi ích đồng tiền mà bỏ rơi đa số cộng đồng nghèo khó, thấp cổ bé họng, bỏ mặc những tác động huỷ hoại khủng khiếp về môi trường của các dự án mà ngài được thuê đánh giá. Đáng buồn thay những gã điếm trí thức tân thời!


Thôi thì thời buổi mạnh ai nấy sống này, tiền đồ cái viện của ngài làm chủ soái trông có vẻ xán lạn ra phết sau hai cú áp phe bự.Chúc cho cái viện chết tiệt của ngài sớm sớm giành lấy được hợp đồng đánh giá tác động môi trường của hệ thống thuỷ điện trên sông Mêkong, hẳn là hoành tráng hơn nhiều, tiếng tắm nhờ đó mà vươn ra tầm khu vực và thế giới. Trong tương lai biết đâu, TQ nhờ ngài đánh giá lại dự án thuỷ điện trên sông Irrawadi mà gần đây chính phủ Miến Điện do lo ngại  tác động xấu lên môi trường nên đã huỷ xây dựng! Mà này, ai còn có lo lắng gì ba cái vụ thuỷ điện tác động xấu đến môi trường, xin mời đến Viện môi trường tài nguyên (ĐHQG TP HCM) do Mr Nguyễn Văn Phước làm viện trưởng là cứ yên tâm ngủ ngon!


Khốn thay cái lũ dân nghèo!


Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Con chó chờ miếng ăn thừa!


Thành phồ về chiều ửng lên một chút nắng vàng đầu thu như dãi lụa vàng mềm mại trải lên những con đường còn sũng nước một ngày mưa! Góc phố nhỏ buồn hiu ở"trọ" một quán cà phê cùng một ông lão trông xe già nua thường trực ngày nắng hay mưa, ngồi im lặng nhẫn nại dưới tán dù.

Thành thông lệ, cứ tầm sau bốn  giờ chiều nhạt nắng, một xe cháo  bình dân xuất hiện đúng như tiếng chuông nhà thờ điểm, chầm chậm đến đây đãi lòng những thực khách lao động nghèo với tô cháo vài miếng phèo nhạt, ít huyết heo, vài cọng giá, miếng hành xanh xanh hòa quyện chút ớt băm trong cái thứ nước cháo lòng lõng bõng ngập một nỗi buồn tha phương cùng với thân phận muôn kiếp đầy sợ hãi tin tức nội tạng thối thi thoảng rêu rao trên mặt báo, nay nằm phỉnh phờ trong bát cháo lòng? Bất chấp mọi thứ, người nghèo cần quái gì cái thứ thông tin quí tộc ấy? Cái chính là làm ấm lòng một chiều mưa cơ hàn sau ngày lao động mệt nhoài trong công xưởng, nắng gió và bụi công trường!

Ngay cạnh chổ công ty có một ả chó đốm rất hiền. Ngày công ty dọn về đó, ả chỉ là một cô cún nhỏ nhắn, thân thiện với hàng xóm. Cô ả thuộc sở hữu của những người làm cửa sắt thuê kế bên văn phòng công ty. Nay cô ả vừa mới đẻ một đám nheo nhóc. Cái ăn của ả có lẽ cũng vất vả theo. Ngày trước khi thì con gái, trông nó béo tròn. Từ khi làm mẹ trông cô ả ốm đi thấy rõ. Thường thấy ả cứ lang thang khắp phố để cải thiện thêm chút dinh dưỡng về nuôi lũ con háo đói tròn trùng trục, chờ mẹ về thi nhau hùng hục húc vào bầu ngực teo tóp.

Chiều nay xe cháo đến, như mọi khi con chó cứ theo bước chân người bán cháo. Hễ ông ấy mang tô cháu đến đâu là cô nàng theo đến đó, kiên nhẫn đợi thực khách xơi xong và để cái tô xuống vỉa hè. Ngay lập tức nó làm sạch những gì còn đọng lại. Cứ thế nó liên tục làm cái việc ít ỏi ấy trong im lặng và không cạnh tranh với bất cứ con chó nào trong cái xóm Cầu Kinh giàu có này, mấy khi ra đường lang thang kiếm sống như phận nó!?

Hình ảnh con chó nằm phục kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình mà nao lòng cho phận nó trong cái xã hội đồn mạt đến đớn hèn của phận người.

Con chó trong cái bản năng sinh tồn bất biến của nó, kiên nhẫn tìm kiếm xục xạo từng mảnh vụn thức ăn thừa để nuôi đàn con. Nếu may mắn có đủ thức ăn, thức ăn đó biến thành dòng sữa. Còn không, từng chút thịt còm, ít máu mũ,...của người mẹ sẽ biến thành dòng sữa bòn rút đi từng lúc, từng lúc  tấm thân gầy!

Con chó cái chờ đợi nhưng chẳng hề sợ hãi sau một ngày nhọc nhằn. Con người chúng ta cũng chờ đợi, chờ đợi từng ngày trôi qua trong sợ hãi và ngục tù. Chúng ta chờ đợi cuộc đời mình vào cõi chết mà vẫn chịu kiếp xiềng xích và nô lệ tư tưởng. Chúng ta cứ thế mãi chờ đợi kẻ thống trị trong một ngày đẹp trời nào đó rũ lòng từ bi ban cho chút ơn huệ của tự do, ơn huệ tự quyết đời mình. Tất cả lũ chúng ta cùng nhau chờ đợi ngoài cánh cửa thiên đường, nơi có những gã tai to mặt lớn phì nộn và nung nút thịt của đôi má phính, chờ đợi những đôi mắt ti hí lim dim sau làn kính lão. Mọi động thái của nghị quyết, nghị định nhấn nhá từng câu chữ, sửa đổi vài ba điều của thứ luật lệ nhà tù, tuồng như một ít cháo lòng rơi ra từ tô cháo chó ven đường và khi ấy lũ chúng ta hả hê, cười cợt thi nhau ngợi khen sự sáng suốt, lòng vị tha. Hạnh phúc lớn dần theo năm tháng của đợi chờ ấy là khi một gã nào đó ngấy tô cháo, vội đặt nó ở vỉa hè-ngạch cửa thiên đường. Cái lưỡi dài đói khác liếm sâu sau vạch cửa khiến ta mụ mị rằng đang trong tầm với của mỹ  từ. Niềm "vui sống"nhỏ nhoi và ích kỷ ấy là khi con chó cái chưa làm mẹ.

Sự cam tâm chờ đợi u hoài trong tuyệt vọng của chúng ta, để rồi ta nghe tiếng thở dài của người tù chờ đợi sau song sắt hàng năm trời vì nói lên tiếng lòng của tự do, xóa bỏ thù hận, sự ích kỷ tham lam như căn bệnh trầm kha thâm căn cố đế ngự chiếm trong những cái đầu tham vọng làm kẻ vĩ cuồng, vị cứu tinh, kẻ dẫn dắt, người truyền đạt bí tích bằng tư tưởng bởi cái kinh nghiệm chết chóc?

Con chó người trong chúng ta chờ đợi gì trong xã hội lộng giả thành chân khốn kiếp ngập tràn mỹ từ ngu ngơ ấy? Chúng ta phải chăng chờ đợi lũ con cái lớn lên trong dối trá và tù ngục hằng thế hệ nối tiếp như một truyền thống sợ hãi tổ tông? Chúng ta chờ đợi để chấm dứt sợ hãi hay hành động chấm dứt sợ hãi? Còn tiếp tục chờ đợi trong sợ hãi là còn thấy:

-Ai đó chờ đợi ơn mưa móc vì cam tâm làm kẻ trung thành bảo vệ chế độ và những tên chủ soái đốn mạt.

-Ai đó chờ đợi vì vui được kiếm ăn và làm giàu bẩn thỉu trên xương máu đồng loại.

-Các quan chức chờ đợi để thỏa mãn sự làm giàu và tận hưởng thú vui vật chất nhờ sự san sẻ quyền lực thống trị.

-Lũ chúng ta-con chó cái và đàn con nheo nhóc chờ liếm tô cháo của lũ người cặn bã với tấm lòng vị tha của sa tăng!

-Một chiều mưa sụt sùi tất cả cùng gác mõm chờ đợi điều tuyệt vọng của chút nắng vàng như con chó cái chờ chiều nay bên xe cháo lòng!

                      Chờ nhìn quê hương sáng chói


Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Sàm sử.

Hôm rày theo dõi báo chí lề phải có đăng tải sự kiện, ngày 18 tháng 8 tại Đà Nẳng Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với hội "Khoa học" lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo "khoa học" quốc gia về dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông với sự tham dự của 500 "nhà giáo", "nhà sử học" đầu ngành. Đây là lần hội thảo đầu tiên quy tụ đông đảo giáo viên dạy sử của 63 tỉnh thành trong cả nước. Phần đông tại buổi hội thảo các nhà tham dự đều cho rằng dạy và học sử có "vấn đề" , đại khái đây là môn học bị cả người học, nhà "nghiên cứu" và dạy đều coi thường môn học lịch sử.

Theo "GS" Phan Huy Lê CT Hội "khoa học" lịch sử Việt Nam, mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử trong trường phổ thông đã gây ra sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Chứng minh cho nhận định đó bằng điểm số các kỳ thi, qua điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình, qua dư luận xã hội,...Đồng thời cho rằng mặt hạn chế nặng nề nhất của nó là đại bộ phận học sinh không thích môn sử vì phải nhớ nhiều các con số, các sự kiện khiến nó khô khan nhàm chán,..Ông kết luận rằng lỗi không phải ở người học mà là trách nhiệm ở chính nền giáo dục và chính là biểu hiện của dạy và học môn sử chưa có hiệu quả. Ngõ hầu để chứng minh cho nhận định đầy tính sáng suốt và thấu đáo "GS" Lê thêm rằng:
"Lịch sử là môn học bị coi thường ở trường phổ thông. Minh chứng rõ nét nhất là trong các môn thi TNPT, môn lịch sử bị coi là môn phụ, có năm thi năm không. Năm nào không thi thì nhà trường cho học dồn thời gian để dành cho môn khác. Thầy cô dạy sử cũng có thể dễ dàng thay bằng thầy cô các môn khác, có khi là thầy cô dạy thể thao chẳng hiểu gì lịch sử,..."

Để ngõ hầu tăng thêm sức mạnh cho những nhận định đầy tính "khoa học" và "nhân văn" trên, "GS" Phan Huy Lê có vài kiến nghị phải "lột xác" môn sử như không được xem sử như môn phụ mà phải xem nó ngang hàng với văn và toán, cùng với một vài đề nghị linh tinh mà ai cũng biết, và hầu như không có gì mang tính đột phá như dạy và học sử phải kèm theo bản đồ, tham quan, du khảo,...Cuối cùng ông kết luận để việc  lột xác môn sử toàn diện trong hành trình dạy và học. Những nhà sử học chúng tôi sẳn sàng cộng tác với bộ giáo dục,..

Từ thông tin về buổi hội thảo trên mới thấy tiền dân lại dùng vào những việc vớ vẩn như thế này, chả làm được tích sự gì cả, nếu không muốn nói đây là một hội thảo khoa học vô bổ bởi những nhà làm khoa học lịch sử mà chả hiểu thế quái nào về cái gọi là lịch sử. Ngay cả cái hội khoa học trên đang làm chính cái công việc không khoa học, thì liệu có thể nào truyền dạy cho học sinh tinh thần học khoa học lịch sử?

Có lẽ nhà nước chẳng cần phí tiền dân để tổ chức những buổi hội thảo như thế làm gì. Bởi câu trả lời cho hàng loạt các vấn đề trên chỉ có duy nhất ở một điểm mắc mứu đó là chúng ta đang làm dối sử và láo sử. Chừng nào internet còn thì chừng đó lịch sử bằng sự dối trá ấy sẽ chẳng bao giờ cải thiện hay lột xác quái gì cả.
Chúng ta đòi hỏi gì ở học sinh và người dạy sử sự hứng khởi khi mà thông tin trong sách sử của các vị hoàn toàn phản nghịch với thông tin internet? Chừng nào internet mất, chừng đó may ra mới có người yêu sử nước Nam theo ý quí vị!

Các vị phê phán Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc cõng rắn cắn gà nhà. Vậy các vị cõng mãng xà thả vào trại gà qua công hàm năm 1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc quyền quản lý của quí vị cho TQ để đổi lại một điều kiện nuôi dưỡng cuộc chiến huynh đệ tương tàn của quí vị thì sao? Đó có là lịch  sử không?

Chúng ta dạy sử gì khi mà lịch sử qua cái nhìn của quí vị chỉ thiên về cái nhìn chính trị hẹp hòi, mù quán, và đầy thiển cận? Các vị yêu ai thì ngợi ca ngút trời. Các vị ghét ai thì dìm hàng xuống tận bùn đen. Bất kể công lao của họ với dân tộc này to lớn chừng nào. Điển hình như nhà Nguyễn,...
 
Lịch sử có là những gì diễn ra trong thời kỳ cải tạo ruộng đất không? Đập phá chùa chiền, bài bác tôn giáo, thảm sát mậu thân có là một sự thực hay chỉ là sự dối trá của các thế lực thù địch? Lịch sử cần làm sáng tỏ và nêu nó ra! Đừng như nhà nghiên cứu lịch sử Huế Nguyễn Đắc Xuân cố xuất bản sách về lịch sử Huế để nhục cho muôn đời!

Lịch sử có cần kể cho con cháu chúng ta vì sao khi đã chiến thắng vang dội sau năm 75 rồi mà ta- kẻ tiểu nhơn còn bắt hàng trăm ngàn tù nhân của kẻ bại trận phải ngục tù dưới mỹ từ học tập cải tạo hàng chục năm trời? Chẳng thèm học bài lòng vị tha từ lịch sử. Mở đường sống cho kẻ bại trận như Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tôn sau khi thắng giặc đem đốt toàn bộ những danh sách những người bị nghi ngờ lầm lỡ theo giặc. Thế đấy bản thân quí vị mà còn ngấy sử, không học được cái hay của sử thì bảo ai mê sử?... Lịch sử của quí vị có ghi nhận hàng triệu người phải rời bỏ quê hương sau ngày vui thống nhất, làm cho hàng hàng trăm ngàn người phải vùi thây trong lòng đại dương bởi cướp biển, sự gian trá của chính những những người lùng bắt người vượt biển. Gây ra cảnh chết chóc, chia ly đau đớn nhất trong lịch sử nước nhà?

Lịch sử có những câu chuyện rùng rợn về thời kỳ cải tạo công thương nghiệp tàn bạo. Biến một nền kinh tế miền nam thịnh vượng hóa bần cùng?

Lịch sử có cần ghi nhận thời tem phiếu, ngăn sông cấm chợ, tập đoàn nông nghiệp ấu trĩ làm cho cả dân tộc đói nghèo? Chiến tranh biên giới phía bắc với ông bạn vàng có là lịch sử không?

Lịch sử của các ngài không thấy đề cập gì sự giúp đỡ to lớn từ ông bạn vàng thế mà trên phương tiện truyền thông của quí vị cứ ra rả ca ngợi về công lao to lớn của TQ giúp Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp và đuổi Mỹ?

Đối với lịch sử thế giới cái mà quí vị truyền dạy mới ngấy và nhạt làm sao? Tội ác của tên đồ tể Stalin về nạn đói khủng khiếp do hắn gây ra với người dân Ucraina, thảm sát 20 ngàn lính Ba Lan ở vùng rừng Katy không thấy quí vị đề cập, mà chỉ thấy quí vị bốc lên tận trời xanh những công lao vĩ đại của hắn trong đệ nhị thế chiến. Nào là có công đánh đuổi phát xít Đức giải phóng cho nhân loại nhưng đây thực chất là làm công cuộc đuổi Đức đến đâu là cộng sản hóa đất nước đó bất chấp ý nguyện của dân tộc đó. Các ngài chỉ rêu rao mỗi công trạng của nước Nga Xô Viết đập tan phát xít Đức, không hề thấy vai trò của Đồng minh!? Còn nhiều nhiều nữa những chi tiết lịch sử thế giới bị bóp méo, bị che đậy dưới nhãn quan Mac-xít của quí vị.

Và vô vàn những dữ kiện lịch sử có thật mà quí vị cố tình ngục tù chúng, câm lặng chúng,... Chính sự ngục tù lịch sử đã tạo ra hiệu ứng coi thường dạy và học lịch sử như hiện tại. Hiệu ứng này chung qui cũng là hiện tượng người dạy và học nói không với sự dối trá mà quí vị cố tình nhồi nhét vào họ! Họ chỉ uể oải làm và "tiếp thu" cho qua thứ giáo dục nhồi nhét thậm phi lý và cực kỳ phản khoa học đã và đang diễn ra quá lâu dài.

Chừng nào quí vị dám cởi trói nó, các nhà nghiên cứu sử dũng cảm thôi không nói và làm theo sự chỉ đạo của kẻ thống trị thì chừng đó may ra mói có cái gọi là lột xác.

Học sử để yêu nước, để thấy cái sai mà cải tạo xã hội. Học sử chỉ toàn những chuyện màu hồng. Đảng ta tài giỏi, các bậc lãnh tụ nước ta là thiên tài,luôn là người thắng lợi trong mọi cuộc cách mạng vĩ đại thì cần gì ai nữa chứ? Các vị cứ thế mà ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ mà an hưởng thôi là được rồi!

Các vị "học giả" về sử học thôi la làng, thôi thắc mắc, thôi bức xúc, thôi băn khoăn về cái sự chán và ghét sử của thiên hạ, bởi chính quí vị ngữa tay nhận miếng cơm của kẻ quyền lực, mũ ni che tai, ngâm cứu, viết ra, đẻ ra cái thứ sử học vứt cống ấy, thiên hạ ngấy nó là phải thôi!

Các vị hàng ngày cứ mà tụng niệm thứ sử dối trá ấy trong tháp ngà, còn hơn tổ chức hội thảo này nọ cho tốn tiền tốn của, trong khi bản thân quí vị biết tỏng "cái điều ai cũng biết nhưng chẳng ai thèm nói ra". Còn nếu thật sự ngây thơ như những gì "GS" Phan Huy Lê viết trong bài: "Phải “lột xác” môn sử" - Tuổi Trẻ Online
  là đúng. Hổ thẹn thay thứ kiến thức mà ngài đang lĩnh hội trong nền giáo dục này!

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Ngọa vân am tử.

Đời ta cứ mãi bồng bềnh trên chốn này mà chẳng mấy khi tìm được một hoài vọng mong manh làm một cuộc du ngoạn vào cõi niết bàn. Tu hành cũng mấy chục năm. Pháp tu, hành tu, thuyết tu,...bao thứ cõi nhân gian nào đã đi, ta điều hành. Từ bộ bái lếch la đường xa giữa chốn hồng trần, tuyệt thực cao lương mỹ vị cũng từng chối bỏ. Gái gú cũng từ nan như kẻ lành tránh xa người cùi hủi, sida, lao tổn,...Ấy thế mà cõi niết bàn vô niệm, vô ngã, vô sinh, vô tử bất hoại như kim cương "trông người, người càng vắng bóng mịt mùng". Nay thôi thì tự ta cứu ta, thương người thì ít, thương thân thì nhiều. Mẹ kiếp, cõi phàm quá nhưng  còn thế quái nào lựa chọn trong mớ chân lý hổn độn mà lắm kẻ gàn từng tuyên bố ngộ này ngộ nọ.

Trong một đêm mưa bão mịt mùng. Hàng cây ngoài am thiền ta đang tọa, cứ nghiêng nghiêng ngã ngã, trông chừng như muốn ngã thật bởi cuồng phong phẫn nộ của đất trời. Thiền cái mẹ gì mà trong lòng cứ lo ngay ngáy cây ngã đè, làm hoại xác thân phải chết trong u mê ám chướng, còn ra thể thống gì nữa một kiếp tu dang dỡ nhạt phèo? Thôi thì bản năng tham sống sợ chết cứ về mà kéo gã thiền sư giả cầy đời ta ra chốn hiểm nguy cũng là việc cần kiếp trong lúc này.

Rầm một tiếng nổ đinh tai. Hồn chưa kịp nhập thể thì ôi  thôi chuyện buồn đã đến như một định mệnh tê tái cuộc đời. Bao dự định giờ tan biến, hồn ngự trên tầng cao nhìn xuống tấm thân đang nằm bất dộng dưới tán cây vừa đỗ ụp xuống am hồn cốc. Cứ thế bay bay trong mưa bão. Kỳ lạ thay ta chẳng thấy đau đớn, chẳng thấy hoài tiếc nuối một cuộc sống khổ hạnh nhàm chán mà ta tự nguyện đi vào để tìm một sự giải thoát nhất thể. Thay vào đó ta nhìn thấy mình như nhập thể vào cõi niết bàn, nhập thể vào vũ trụ khôn cùng. Với ta vũ trụ là một. Cõi niết bàn ta đang đốn ngộ là một. Cái một duy nhất ấy      quả thật không thể nào tưởng được. Trong cơn say cái đẹp vĩnh hằng ấy, ta hoát nhiên đại ngộ mình ta là chúa tể của tự do, chúa tể của tư tưởng và làm chủ chân lý bất diệt đời đời của sự sống. Kẻ thống trị bất hoại bao trùm lên muôn vạn sinh linh, người cứu rỗi chúng sinh đang ngập chìm trong hổn độn, bi thương của tội tổ tông, tội sát sinh. Mưu cầu bạo lực như là niềm vui sống, là cứu cánh, là phương tiện,... giải quyết những mâu thuẫn thuần ngã.

Khốn nạn thay cái thời đại thông tin nghiệt ngã và cũng đầy bi lụy này đã làm ta sống lại cõi người kỳ lạ!? Bỗng đâu giữa trời đêm mịt mùng một đoàn xe cứu thương chợt ào đến. lũ bác sĩ y tá ào ào lao đến lôi ta lên chiếc xe thổ tả, rồi ba cái thứ lằng nhằng dây nhợ ống thở cứ thế lắp gắn búa xua. Bọn thầy thuốc kỳ quặc ấy, đang làm mọi cách lôi kẻ niết bàn là ta trở về với cõi sống thân xác tầm thường. Lạ thay bao nỗ lực rồi cũng thành quả, ta từ từ nhập thể trở về từ chốn thiên đàng. Tiếc thay, một chuyến du ngoạn ngắn rồi cũng dang dỡ nốt như nửa đoạn đời trước đây!

Sáng ra tỉnh dậy từ trong bệnh viện có nhiều người bu quanh, họ chúc mừng ta tái sinh làm kiếp con người lần thứ hai. Ca ngợi sự may mắn và lòng nhiệt thành của đám y bác sĩ thô lỗ đã làm trái ý ta. Thay kệ bọn chúng ta vẫn cứ đoái hoài một cảm giác giải thoát bí ẩn kỳ lạ mà ta vừa chiêm nghiệm từ cõi chết. Cả buổi sáng ta nằm miên man mộng tưởng, và bất chợt từ đâu trong tâm tưởng cái thứ ngôn từ của thi pháp tràn về như thác lũ.

Ngay ngày hôm sau trở lại am thiền cốc tan hoang, lòng ta bỗng tràn ngập cái ý thơ lạ lùng. Chẳng cần cơm nước gì cả một chiều mộng mị cùng với đêm dài ta đã hoàn thành hai tập thơ "Thi vân am tử""ngọa vân am tử". Hai Tập thơ mô tả hồn trên mây nhìn xuống xác chết bị cây đè trong am tịnh. Quả nhiên trong cái thần thơ của kẻ tái sinh tợ như người té giếng có cú pháp thần kỳ và đầy "ngôn từ của thiên hạ lưu truyền" chợt biến thành thiên thư, ám ảnh cả đám một đời làm thơ loanh quanh mảng sân và góc vườn. Cái thần thơ "thiên hạ lưu truyền" ấy bị bạn đồng tu bảo là ta đạo. Đạo nào cũng là đạo khác đời là chổ đó! Kệ hắn nói chi cũng thối mồm hắn!

Thiên thư cứ như hoa thơm cỏ lạ làm say ngất lòng người phàm tục. Cái say biến những gã đói thơ, mê thơ, háo thơ cuồng như gặp gái, cứ rú rống như bò cắt tiết. Kẻ chân tu rặn cho đời một bãi phân thơm rồi đi như tu sĩ chẳng màn chuyện háo danh văn chương của lũ người đời vốn tham lam và ích kỷ, nam mô a di đà phật!!!! Ta làm thơ vì hồn xác lên trời, làm thơ như tiếng nói từ tiền kiếp phôi pha nay thể nhập vào ta như một lựa chọn của thiên sứ đến từ thiên đường.

Mai này ông Nobel đội mồ sống dậy để đích thân trao giải thưởng của chính ổng thì có lẽ miệng đời sẽ thành miệng hến trước lũ cò vạc nầy đấy nhé!

Lên đồng chiều mưa!

Nghianhan's multiply

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Vũng lầy bản năng!


Đêm đêm nhìn ra ngoài cổng, thấy con chó "gái" vàng ngồi thu lu lặng lẽ ngóng ra đường. Thi thoảng, ả cất vài tiếng tru tréo gọi tình sầu thảm, khiến mình không thể nén tiếng thở dài thương cho thân phận nó. 

Cứ mỗi lần nhìn thấy nó gọi tình, hai chân trước cào vào cánh cửa sắt, như ngầm nói "ông chủ ơi hãy cho tôi ra ngoài. Thôi cầm tù bản năng của của tôi vì một lý do gì đó mà tội thân tui?"

Kỳ thực có đôi lúc cũng thả cho ả tự do tung tăng cái bản năng truyền kiếp, tiếc là nơi mình ở, chả có gã nào ra hồn. Thằng to xác nhất cạnh nhà lại là phận thái giám,  "ả" chuyên một đời giám sát các "nữ nhi" với một thằng chó đực có thân hình xì ke "vạm vỡ" cùng nhà với "ả". Mỗi lần người chủ thả bầy chó này ra, "ả" thái giám bao giờ cũng hồng hộc lao ra đường như chiếc máy ủi, tấn công bất kỳ đối thủ nào có ý định mon men đến gần đám thê thiếp mà "ả" có bổn phận chăn dắt. Thậm chí gã chó trai hom hem nhà "ả" cũng không được phép đến gần nàng Vàng nhà mình. Có lẽ "ả" không thích nhìn cảnh ái ân mà "ả" bị cắt mất? Có lần mở cửa cho con gái "Vàng" ra ngoài gặp phải cùng lúc nhà cạnh bên thả thái giám và tỳ thiếp. "Ả " lao như tên bắn đến vồ con Vàng nhà mình. Quá khiếp sợ cô nàng chạy trối chết bị xe tông phải. Cũng may là người lái xe không việc gì. Nhỡ có chuyện gì... khổ thân cả chủ lẫn chó! Riêng cô nàng  bị xe tông què cẳng phải đi ba chân suốt  mấy ngày , cứ mỗi lần gặp mình ả rên ư ử như thể tố khổ cái lão thái giám khốn nạn và hung dữ vô tình tấn công ả!

Khổ một nỗi nữa, bà xã mình cấm tiệt nàng chung chạ bản năng. Vợ mình tuyên bố "con Mina(tên của ả) mà chửa đẻ thì nó phải biến ra khỏi nhà. Nếu muốn nuôi nó thì phải chấp nhận, còn không thì thôi!". Chẳng hiểu sao vợ mình ghét chó thế mới cơ khổ. Mỗi lần ả rụng lông là y như rằng phải nghe tiếng cằng nhằng của vợ. Phần thương chó, phần cũng sợ vì nó mà vợ chồng mất vui nên đành...chịu!!! Thôi thì phải chịu ngục tù bản năng thay cho cuộc sống và tình bằng hữu chó-người tồn tại!? Phần là vì lỡ nó có đẻ đái, cũng không biết giải quyết ra sao đám hậu duệ lúc nhúc? Thôi thì đành chịu mang tiếng ác mà ngục tù bản năng ả một đời! Đổi lại cuộc sống ngục tù đó, cô ả nhà mình lại quay ra xem mình như đối tượng tình dục của ả. Hể mỗi lần đi làm về, bất kể có ai, "cô nàng" cứ chồm lên người mình ôm cứng ngắt, hành xử lia lịa cứ như thời cộng sản nguyên thủy, chẳng biết lấy gì là xấu hổ. Nhiều khi ngượng chín cả người!

Nhìn thân phận con chó vàng đáng thương nhà mà cứ nghĩ hoài một hiện tượng vũng lầy bản năng dường như đang dần có dấu hiệu trở thành con át chủ bài trong bản năng sống thấp hèn của bản thân. Có lẽ cũng từ lâu lắm rồi, lòng cứ mơ mãi về một ngày nào đó xã hội chết tiệt của loài người, mà trong đó bản thân một thằng bất tài vô dụng như mình được thỏa mãn cơn mơ vĩ cuồng "làm theo năng lực, hưởng thụ theo nhu cầu". Bài nhập môn vỡ lòng ngày nào, nhớ như đâu đó là khoảng năm 1977. Tiết học đạo đức chính trị của thấy Trí xồm. Có lẽ giờ này thấy ấy đang kiên nhẫn gõ cửa thiên đường thật với các vĩ nhân mà thời ấy thầy coi hẳn là thần tượng?

Thầy say sưa nói về nước Liên Xô giàu có, say sưa nói về một thiên đường cộng sản phát triển vượt lên trên mọi hình thái và chế độ của hiện tại và quá khứ. Thầy giảng hay đến nỗi mình tỉnh thức từng lời vàng ấy trong cái đói vàng vọt của thời hậu chiến và lịm đi trong bản năng đói và ngủ mơ như một cặp đôi hoàn hảo.

Giấc mơ đói khát ấy cứ ám ảnh lấy đời nó suốt những năm tháng dài. Từng đêm mơ về cái ngày vĩ đại ấy mà lòng nó chẳng thể nào nguôi ngoai cho thân phận nghèo hèn. Bởi nó thừa hiểu, nó chẳng làm gì có thể thay đổi số phận của mình bằng bạo lực hay bằng ngôn từ. Nó sống mà như đã chết, chiêm nghiệm nỗi buồn trong bia rượu, ngắm nhìn các em phục vụ qua ánh nhìn của một thằng say, thèm khát thỏa mãn dục vọng thấp hèn bằng cách ăn trộm bằng bản năng có thể, nhưng thường là chẳng được gì ngoài những cú đá hậu chết người vì chẳng có kỹ năng của một Alibaba siêu đẳng. Thay vào đó nó cứ hy vọng rồi một ngày những lời của thầy trở thành hiện thực. Mà có biết đâu câu nói ấy đã là một hiện thực bản năng từ cái thời rất xưa rồi. Tuy nhiên nhờ sự thức tỉnh của tự do, của tri thức mà lần hồi con người chôn nó xuống huyệt sâu. Nay thầy và những gã vĩ nhân của thầy đang đào bới huyệt mộ đó, hà hơi tiếp sức cho nó sống dậy cuồng nộ hơn bao giờ hết!? 

Trong cái mớ hổn độn đói nghèo và ngu dốt ấy bạo lực lên ngôi và dẫn dắt bản năng dã thú của con người bằng bài ca "năng lực làm việc và nhu cầu hưởng thụ" khi chấp nhận cuối đầu lặng lẽ đi sau sự xỏ mũi của bạo lực, giúp cho bạo lực củng cố địa vị thống trị và dần hình thành chung quanh nó lũ thú người bản năng phụng sự bạo lực để thỏa mãn nhu cầu của bản năng. Từ đó "xã hội" hình thành nhóm dã thú khuôn mẫu "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Năng lực-của kỹ năng đạo chích nhưng đầy quyền lực!

Khi bản năng hoang dã thủ lĩnh bầy đàn lên ngôi, bất cứ sự thay đổi quyền lực nào cũng dẫn đến sự đổ máu và chết chóc ghê rợn. Ngày nào gã khỉ đột trưởng đàn còn sức khỏe, sự thống trị và uy thế của nó đầy uy lực. Thế nhưng theo dòng thời gian sự già cõi chiếm ngự, sức mạnh bảo vệ đám thê thiếp và lũ con cháu cụ kị không còn đủ mạnh, cộng những con trẻ khác trong bầy đàn muốn lên ngôi sẽ là những trận chiến sinh tử. Cuộc chiến kết thúc nếu như gã choai mới lên chưa đủ lực sẽ phải rời bỏ bầy đàn lang thang, cô đơn cho đến chết, hoặc lão già thủ lĩnh chấp nhận cuộc thua, rời bỏ cương vị quyền lực trong máu me và chết lặng lẽ vài năm sau đó trong rừng xanh sâu thẫm, chẳng hề có sự tiếc thương khả dĩ của bày thú một thời cung cút phụng sự?

Tiếc thay cái bản năng ấy đã hình hành và định hướng sâu đậm trong xã hội loài người vốn xem bản năng thống trị quyền lực bằng sức mạnh của cầm thú lại có dư địa sống tốt lạ thường trong vũng lầy tù ngục đời nó! Cái vũng lầy tù ngục có một độ lún không giới hạn từ khi nó bước vào.

Nó nhìn mình đang dần chìm trong vũng bùn tội đồ mà chẳng thể làm gì tự cứu? Nó thấy có là đông những người đứng ngoài vũng bùn quăng dây để cứu nó. Bất chấp tất cả, nó để mình tự lún, bởi nó tin rằng đằng sau vũng lầy bản năng sẽ là hố mở của thiên đường bất tử cho kẻ lãnh đạo bầy đàn vốn thích trò chơi quyền lực của cầm thú!

Đêm nay nó thấy những linh hồn của người chết về vây quanh, nó thấy cửa thiên đường đang mở giành cho con chó vàng. Gã chủ "thất nhân tâm" đứng ngoài dõi mắt theo con chó, gã chẳng hề thấy con chó ngoắt cái đuôi như thường lệ. Nó lặng lẽ đi vào và cổng thiên đường đóng sập trước mắt nó. Hai hàng nước mắt chợt rơi trên khuôn mặt gầy gò. Nó hiểu nó khóc vì sự dối trá hơn là khóc vì cô đơn, bởi nó hiểu sự dối trá bao giờ cũng là nỗi cô đơn khủng khiếp từ khi nó bước chân vào vũng lầy bản năng quyền lực!

Ngoài kia trăng muộn đang chênh chếch treo lơ lững trên hàng cây nghiêng ngã, vài cơn gió thoảng qua thổi tung mù đám bụi đường vào mặt nó. Một vài gã chạy xe qua, phun nước bọt xuống đường khiến những mảnh vở nước bọt bắn tung tóe. Hành động bản năng của người đời sống dậy bằng ý thức của cái đói được những kẻ ngục tù đời nó đem cái bánh vẽ ra làm mồi nhử, như thể là một công cụ hiệu quả cho việc lãnh đạo bầy đàn. Từ ấy cả một lũ côn trùng lên ngôi, xem phận đàn bà như cỏ rác. Cờ bạc say sưa trong niềm hoan hỉ. Tu chỉnh đạo đức của bầy đàn bằng hồi chuông vọng tưởng đã xa! Cải huấn ý thức của con người bằng ý thức của bản năng súc vật.

Đau đớn thay cái tập hợp hổ lốn ấy cũng có được sức mạnh mà chúng mong muốn. Điều đáng buồn là lũ chúng ta cũng bị biến thành những con thú người hành xử theo bản năng và tất nhiên chúng ta cũng chờ đợi cho tên thủ lĩnh sẽ già một ngày không xa. Sự thay đổi, tranh giành quyền lực bằng bạo lực là điều tất yều. Thảm trạng không chờ đợi sẽ đến trong vũng lầy nhầy nhụa máu và bùn như cái ta đang thấy đâu đó trên cõi nhân gian đốn mạt này!

Một xã hội bày đàn thuần về bản năng đó đang ngày càng ngự trị thay thế cho một xã hội mang tính người. Liệu điều này có là một niềm vui của hiện tượng sụp đổ kỳ thú của tảng băng sau khi mùa đông đã tàn?